Hiện này thị phần của Smartphone Android là rất lớn, những chiếc smartphone này được nhiều người dùng lựa chọn và sử dụng do số lượng ứng dụng khổng lồ trên kho ứng dụng Google Play. Và các tín đồ của Androi thường truyền tai nhâu 10 khẩu khuyết giúp cho em dế yêu của mình có thể hoạt động tốt hơn, những điều này được coi như là các quy tắc không bao giờ được quên. Sau đây Trường Hải Mobile sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ những khẩu khuyến này.
1. NÊN: Giới hạn dung lượng sử dụng mạng
Hầu như tất cả các smartphone Android đều có một công cụ nào đó trong phần cài đặt chính để quản lý, hạn chế lưu lượng dữ liệu di động. Nếu bạn không sử dụng 3G theo bất kì gói thuê bao nào thì những tùy chỉnh trong phần cài đặt này sẽ giúp bạn có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí truy cập mạng và đảm bảo rằng không sử dụng dịch vụ 3G này một cách quá tay.
Sau khi đến Bước 4, bạn có thể di chuyển 2 thanh ngang để điều chỉnh ngưỡng thông báo hoặc chặn sử dụng dữ liệu di động
>> Tiết kiệm tối đa chi phí truy cập mạng trên thiết bị Android.
2. KHÔNG NÊN: Cài đặt Lockscreen (màn hình khóa) của bên thứ ba
Hiện nay, trên Google Play có rất nhiều ứng dụng hỗ trợ người dùng khóa màn hình được phát triển bởi các bên thứ ba. Những ứng dụng này có tác dụng giúp cho người dùng khóa màn hình bằng những biểu tượng đẹp hơn nhưng thực ra là “Hiện đại thì hại điện”, khi bạn sử dụng các ứng dụng không có nguồn gốc rõ ràng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc bảo mật của máy. Vì vậy hãy chắc chắn sử dụng một ứng dụng nào đó khi nó được cộng đồng đánh giá cao.
3. NÊN: Sử dụng Google Now và “OK Google”
Những người sử dụng thiết bị Android nên tập cho mình thói quen sử dụng điện thoại của bạn với “Google Now” và “Ok Google” chính là từ khóa để bạn có thể liên lạc nhanh với trợ lý ảo. Vì vậy hãy tập thói quen sử dụng tính “Ok Google”
4. KHÔNG NÊN: Cài đặt file .APK từ những nguồn không đáng tin cậy
Một trong số những điều thu hút người dùng Android là hệ điều ảnh này có thể cung cấp cho người dùng khả năng cài đặt ứng dụng từ nhiều nguồn bên ngoài Google Play như Amazon, F-Droid hay được tải về từ bất kì một website nào, chỉ cần bạn cho phép “Unknown sources”. Nhưng thực sự thì đôi khi điều này cũng sẽ mang lại cho các bạn khá nhiều phiền toái hơn là những trải nghiệm mới. Vì thế, tốt nhát bạn nên vô hiệu hóa chức năng này.
5. NÊN: Vô hiệu hóa những ứng dụng không dùng đến
Trên Smartphone Android sẽ tồn tại một vài ứng dụng được nhà sản xuất cài đặt sẵn trên thiết bị, nhưng thực tế chúng ta lại chẳng khi nào sử dụng đến chúng.. Nếu bạn cảm thấy chúng thực sự là phiền toái vì chúng cứ hiện diện ở màn hình mà không thể xóa theo các cách thông thường, bạn hãy vô hiệu hóa một số ứng dụng cụ thể theo các bước sau:
6. KHÔNG NÊN: Tắt ứng dụng chạy ngầm
Hoàn toàn khách với những gì bạn nghĩ, Hệ điều hành Android có khả năng quản lý các thiết bị chạy ngầm khá là tốt. Bạn sẽ không cần tới bất kì một ứng dụng quản lý hoặc ứng dụng tăng tốc máy nào khác. Sau một thời gian nhất định bạn không sử dụng thì các ứng dụng chạy ngầm đó sẽ được Android tự động tắt hoặc đưa chúng về chế độ ngủ. Thực sự, nếu bạn tắt các ứng dụng chạy ngầm bằng tủ công thì sẽ làm máy chậm hơn vì phải khởi động lại các ứng dụng đó từ đầu.
7. NÊN: Sử dụng Smart Lock (Chế độ khóa thông minh)
Smart Lock là một trong các ứng dụng hấp dẫn người dùng trên Android Lollipop. Ngoài khóa bằng hình vẽ hay mà PIN thông thường, Smart Lock còn có khả năng hỗ trợ mởi khóa bằng gương mặt, bằng kết nói Blutooth thông qua các thiết bị cho phép hay đặc biệt hơn là cung cấp cho người dùng chức năng không khóa khi đang cầm trên tay hoặc bỏ qua màn hình khóa ở những điểm tin cậy.
8. KHÔNG NÊN: Dùng ứng dụng Anti-virus
Các ứng dụng Anti-vius của bên thứ 3 sẽ khiến cho thiết bị của bạn phí phạm một lượng tài nguyên kha khá để quét các ứng dụng được cài đặt trên máy. Thực tế là Google cũng đã kiểm tra độ an toàn của tất cả cá ứng dụng trên cửa hàng Play Store. Vì vậy bạn không cần phải lo lắng, trừ khi các ứng dụng được bạn cài đặt đến từ các nguồn không chính thống.
9. NÊN: Kích hoạt “Android Device Manager”
Tính năng “Device Manager” (Quảnt trị thiết bị) nên được kích hoạt trên thiết bị của bạn để phòng tránh các trường hợp bạn bị mất điện thoại sau này. Công cụ này sẽ giúp bạn có thể thực hiện việc khóa máy, thay đổi mật khẩu hay là xóa toàn bộ dữ liệu từ xa để đảm bảo an toàn tốt nhất cho những thông tin trên thiết bị.
10. KHÔNG NÊN: “Reset All Settings” khi vừa đổi mật khẩu Google
Bắt đầu tứ phiên bảo Android 5.1 trở đi, Google đã cung cấp thêm cho thệ thống bảo vệ và thiết bị để khiến cho những chiếc Smartphone bị đánh cắp trở nên vô dụng. Cụ thể, sau kh bạn thực hiện lệnh reset lại máy (“Reset All Setting”) để đưa máy về cài đặt gốc, thiết bị của bạn sẽ yêu cần bạn đăng nhập tài khoản Google được sử dụng gần nhất trên thiết bị nếu đã kích hoạt chế độ “Device Protection”.
Để ngan ngùa việc có những người dùng xâm nhập trái phép vòa tài khoản của bạn thì bạn cần thay đổi mật khẩu sau đó mới thực hiện việc reset lại máy rồi phá khóa bảo vệ. Google đã bổ sung thêm điều khoản rằng nếu bạn đổi mật khẩu tài khoản thì mật khẩu đó chỉ có tác dụng nếu đủ 72 tiếng, nếu không thì bạn không thể nào kích hoạt lại được các thiết bị.
10 điều trên có thực sự hữu dụng và giúp quá trình sử dụng smartphone Android trở nên tiện lợi hơn. Bạn cảm thấy điều nào dư thừa, “sai sai” hay còn biết thêm thủ thuật nào khác thì hãy chia sẻ cùng mọi người ở khung bình luận bên dưới nhé!
Nguồn: Thegioididong